Cả 2 hợp chất này đều không có trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và cũng không có trong danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng được phép sử dụng do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quy định.
Nếu sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng giá đỗ trong khi sản xuất thì sẽ không thể làm sạch các hóa chất này khi rửa trong nước bởi chất đã ngấm trong thân rau.
Nếu ăn phải giá đỗ có chất kích thích, chất độc tích tụ lại trong cơ thể ở các cơ quan phủ tạng, gây ra các bệnh mạn tính khác nhau. Gan, thận là những cơ quan gánh chịu nặng nề các chất kích thích này.
Đặc biệt với những người có bệnh nền như: tim mạch mạn tính, đái tháo đường, mỡ máu, gan thận sẽ khiến cho bệnh khởi phát rất nhanh.
Cách phân biệt giá đỗ an toàn và giá đỗ chứa chất kích thích tăng trưởng
Cách phân biệt giá đỗ sạch an toàn và giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng
Nếu sử dụng chất kích thích tăng trưởng, vào mùa hè, giá đỗ chỉ cần 2 ngày đã thu hoạch được còn mùa đông từ 3 đến 4 ngày là thu hoạch được.
Để phân biệt được đâu là giá đỗ an toàn thì chính xác nhất phải có thiết bị đo lường thực phẩm. Tuy nhiên, về cảm quan, có thể sử dụng một số cách sau:
Giá đỗ an toàn: thân cây giá mảnh, rễ dài, mầm lá được đẩy ra ngoài.
Giá đỗ không an toàn: lá không nảy ra khỏi hạt mầm, thân cây giá mập, ngắn, rễ không phát triển.
Vỏ hạt đỗ được bong ra từ cây giá an toàn có màu xanh như màu xanh hạt đỗ bình thường còn vỏ hạt đỗ được bong ra từ cây giá có chất kích thích có màu xanh đen (do phản ứng hóa học tác động khiến vỏ đỗ đen đi nhiều).
Về màu sắc: Giá an toàn có màu trắng đục, trắng sữa. Còn trong cây giá có chất kích thích than giá có màu trắng muốt bởi trong chất kích thích có chất tẩy trắng.
Giá an toàn khi nấu lên sẽ không bị mềm nhũn và ra nhiều nước như giá kích thích. Bởi giá có chất kích thích chứa nhiều nước.
Giá đỗ không an toàn: lá không nảy ra khỏi hạt mầm, thân cây giá mập, ngắn,
rễ không phát triển.