Điều kiện về an toàn thực phẩm trong trường học có bếp ăn nội trú, bán trú
Điều kiện về an toàn thực phẩm trong trường học có bếp ăn nội trú, bán trú được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT như sau:
* Nhà ăn, căng tin:
- Thông thoáng, đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới để chống chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng có hại khác;
- Tường, trần nhà và sàn nhà phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;
- Bàn, ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng;
- Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống phải được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại;
- Có phương tiện bảo quản thực phẩm;
- Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;
- Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh.
* Nhà bếp:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện đối với nhà ăn, căng tin quy định tại khoản 1 Mục VI Phần II của Quy chuẩn này, phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống ban hành kèm theo Quyết định 41/2005/QĐ - BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
* Kho chứa thực phẩm:
- Bảo đảm lưu thông không khí; đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới chống chuột, ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác;
- Tường, trần nhà và sàn nhà phải kết cấu bằng vật liệu kiên cố và bảo đảm nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;
- Có phương tiện, dụng cụ để phân loại, bảo quản và lưu giữ thực phẩm.
* Yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm:
- Chỉ sử dụng các lương thực, thực phẩm có nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm phải được làm sạch trước khi chế biến;
- Quá trình chế biến, phân phối, sử dụng, lưu giữ phải thực hiện theo các quy định của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm;
- Thức ăn, thực phẩm, đồ uống phải được che chắn tránh ruồi, nhặng dán chuột và sự xâm nhập của các động vật khác;
- Thực hiện ăn chín, ăn ngay sau khi thức ăn được chế biến. Chỉ sử dụng thức ăn, thực phẩm trong ngày. Không được sử dụng lại thức ăn, thực phẩm thừa; thức ăn sau chế biến 3-4 giờ phải được làm nóng trước khi sử dụng.
- Dụng cụ chế biến thức ăn và sử dụng trong ăn uống phải được rửa bằng nước sạch và chất tẩy rửa theo quy định của Bộ Y tế, lau khô và cất giữ ở tủ kín tránh chuột, gián và các côn trùng có hại khác;
- Sàn nhà, bếp, bàn ghế và các dụng cụ phục vụ cho việc ăn uống phải được lau, rửa hàng ngày bằng chất tẩy rửa và nước sạch; Hàng tuần, thực hiện tổng vệ sinh và khử trùng nhà bếp, nhà ăn, căng tin.
- Không để gia súc, gia cầm hoạt động trong ở khu vực nhà bếp, nhà ăn, căng tin;
Trường hợp sử dụng dịch vụ cung cấp thức ăn sẵn thì phải lựa chọn các cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm toàn thực phẩm theo quy định./.
- V/v tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện.
- Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ đồ ăn, uống bán ở cổng trường
- ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM BỮA CỖ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
- BỘ Y TẾ CHỈ ĐẠO NGĂN NGỪA, XỬ LÝ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- Chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm
- Một số kỹ năng bảo đảm an toàn thực phẩm trong tổ chức lễ hội, hiếu, hỷ
- Hỏi đáp pháp luật việc thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Hỏi đáp pháp luật việc xác nhận tập huấn kiến thức đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Hướng dẫn chế độ kiểm thực ba bước
- Cách phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ chứa chất kích thích tăng trưởng
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289